Các Phương Tiện Giao Thông Đường Bộ Bao Gồm Những Loại Nào?

Việc xác định đúng loại phương tiện giao thông sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình di chuyển cũng như trong việc xác định mức phạt nếu vi phạm. Trong bài viết này Vận tải Hữu Nguyên sẽ chia sẻ đến bạn các phương tiện giao thông đường bộ hiện nay.

Các loại phương tiện giao thông đường bộ

Căn cứ vào điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định:

Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (gọi là xe cơ giới) gồm:

  • Máy kéo
  • Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô hay máy kéo.
  • Xe ô tô
  • Xe mô tô 2 bánh
  • Xe mô tô 3 bánh
  • Xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khác.

Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm:

  • Xe đạp (bao gồm cả xe đạp máy)
  • Xe xích lô
  • Xe do gia súc kéo và các loại xe tương tự.
  • Xe lăn sử dụng cho người khuyết tật

Các phương tiện giao thông đường bộ

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Nhiều người thường lầm tưởng 2 khái niệm phương tiện giao thông đường bộ và phương tiện tham gia giao thông đường bộ là một. Tuy nhiên đây là 2 khái niệm khác nhau. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.

Trong đó, xe máy chuyên dùng bao gồm: Xe máy thi công, xe máy nông, lâm nghiệp, các loại xe đặc chủng khác dùng cho mục đích quốc phòng, an ninh tham và có gia giao thông đường bộ.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm những loại:

  • Xe ô tô
  • Máy kéo
  • Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo
  • Xe mô tô hai bánh
  • Xe mô tô ba bánh
  • Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự
  • Xe máy thi công
  • Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp 
  • Các loại xe đặc chủng dùng vào mục đích quốc phòng, an ninh và có tham gia giao thông đường bộ.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Xem thêm: Dịch vụ cho thuể xe container uy tín số 1 tại Tp.HCM

Điều kiện khi tham gia giao thông của các phương tiện giao thông đường bộ

Khi tham gia giao thông, các phương tiện giao thông đường bộ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Phương tiện khi tham gia giao thông phải có hệ thống phanh và chuyển hướng theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện lẫn những người tham gia giao thông.
  • Bánh xe của phương tiện tham gia giao thông phải đúng theo kích cỡ tiêu chuẩn về kích thước quy định của từng loại xe.
  • Phương tiện tham gia giao thông phải có đủ gương chiếu hậu để cung cấp tầm nhìn cho người điều khiển trong quá trình tham gia giao thông
  • Các phương tiện tham gia giao thông phải đạt các tiêu chuẩn điều kiện về: Đèn soi biển số, đèn chiếu gần, đèn phanh, đèn chiếu xa, đèn tín hiệu,…

Điều kiện khi tham gia giao thông của các phương tiện giao thông đường bộ

Xem thêm: Dịch vụ chành xe Nam Trung Bắc tại Vận Tải Hữu Nguyên

Phân biệt các loại phương tiện giao thông đường bộ

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (còn gọi là xe cơ giới) gồm:

  • Xe ô tô: Là loại phương tiện di chuyển bằng bốn bánh xe sử dụng động cơ xăng hoặc dầu.
  • Máy kéo: Là loại xe có phần đầu máy có thể tự di chuyển, được điều khiển bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo phía sau (có thể tháo rời với phần đầu kéo).
  • Rơ moóc: Là một loại phương tiện giao thông có kết cấu mà ở đó khối lượng của toàn bộ phương tiện không dồn hết vào ô tô kéo. Đặc biệt, bánh xe phụ của sơ mi rơ moóc cũng được coi là một rơ moóc.
  • Sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo, xe ô tô: Là loại phương tiện vận tải được thiết kế với mục đích nối với xe đầu kéo và hỗ trợ 1 phần lớn trọng lượng của toàn bộ xe kéo.
  • Xe mô tô 2 bánh: Là xe cơ giới hai bánh và các loại xe tương tự được dùng để vận chuyển hành khách, sử dụng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và trọng lượng không quá 400kg.
  • Xe mô tô ba bánh: Là xe cơ giới 3 bánh và các loại xe tương tự được dùng để vận chuyển hành khách, sử dụng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và sức chở từ 350 – 500kg.
  • Xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: Là phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 hoặc 3 bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không quá 50 km/h. 

Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe thô sơ) gồm:

  • Xe đạp (bao gồm xe đạp máy): Là phương tiện có hai bánh có thể có động cơ hoặc không, vận tốc không vượt quá 25km/h và khi tắt động cơ thì có thể dùng chân đạp bình thường.
  • Xe xích lô: Là phương tiện dùng sức người để có thể di chuyển, có 3 bánh và 2 vị trí là vị trí của lái xe và vị trí ngồi của hành khách hoặc vị trí chứa hàng.
  • Xe lăn sử dụng cho người khuyết tật: Là chiếc ghế có bánh xe để dùng cho người gặp khó khăn trong di chuyển, có thể lăn bằng tay hoặc lăn điện.
  • Xe súc vật kéo và các loại xe tương tự: Là loại xe dùng sức lực của động vật để di chuyển, phương tiện này thường có vận tốc khá chậm.

Xe xích lô (Xe thô sơ)

Trên đây là bài viết của Vận tải Hữu Nguyên đã chia sẻ đến bạn các phương tiện giao thông đường bộ hiện nay. Hy vọng các bạn đã phân biệt được các loại phương tiện này.

Rate this post

CÔNG TY TNHH TM DV VẬN TẢI HỮU NGUYÊN

Địa chỉ: 1A Phạm Đăng Giảng, P.Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP.HCM.
Điện thoại: 0907.132.334

Email: vantaihuunguyen334@gmail.com
Facebook: CÔNG TY TNHH TM DV VẬN TẢI HỮU NGUYÊN

Website: https://dichvuvantai.vn/

Chuyên mục: Tin tức

Bài viết liên quan